HỘI THẢO
TỔNG KẾT MÔ HÌNH NUÔI CÁC LÓC BÔNG TRONG AO - VÈO
Sáng ngày 08/11/2024 tại nhà anh Nguyễn Anh Văn ấp 3 xã Mỹ Thạnh Bắc tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi các lóc bông trong ao – vèo, đến dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Dũng – phó trưởng phòng kỹ thuật trung tâm DVNN tỉnh Long An, bà Huỳnh Phương Thảo – nhân viên phòng kỹ thuật trung tâm DVNN tỉnh Long An, ông Bùi Văn Tín – Giám đốc trung tâm DVNN huyện Đức Huệ, ông Nguyễn Ngọc Tiếp – PCT.UBND xã, cùng với 20 bà con trong mô hình nuôi các lóc bông trên đại bàn ấp đến tham dự.
Đến với mô hình nuôi cá lóc bông trong vèo cho hiệu quả kinh tế cao của anh Nguyễn Anh Văn ấp 3 xã Mỹ Thạnh Bắc – Huyện Đức Huệ - Tỉnh Long An. Được biết: “Trước khi nuôi Anh đi học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm của nhiều mô hình thấy nuôi cá lóc bông trong vèo thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp dễ chăm sóc, có thể tận dụng thức ăn có sẵn trong mùa nước nổi dễ áp dụng nên Anh mạnh dạn đầu tư nuôi. Ban đầu Anh bố trí nuôi 3 vèo, 1 vèo nuôi các lóc, 1 vèo nuôi cá lóc bông, 1 vèo nuôi cá trê để vệ sinh cá chết làm sạch môi trường,
Anh Văn cho biết: Sau gần 6,5 tháng nuôi cá lóc bông đã đạt kích cở thu hoạch, với 1 vèo thả nuôi Anh thu hoạch được khoảng 900kg cá; với giá bán trung bình khoảng 50.000đồng/kg thu nhập được 45 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư 18 triệu đồng Anh còn lợi nhuận 27 triệu đồng.
Ngoài ra, anh cho biết thêm mô hình tuy đem lại hiệu quả nhưng khả năng ứng dụng của một số người dân là khó áp dụng do không có kiến thức và điều kiện áp dụng, giá cả đầu ra cho người nuôi các còn nhiều bấp bênh.
Tại buổi hội thảo ông Nguyễn Văn Dũng – Phó trưởng phòng kỹ thuật TTDVNN Tỉnh Long An cũng giới thiệu qua một số mô hình nuôi các trong vèo và một số bệnh trường gặp ở cá, cũng như cách phòng bệnh cho cá.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Ngọc Tiếp biểu dương các hộ gia đình tham gia mô hình; ghi nhận sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của trung tâm DVNN tỉnh và huyện cho biết thêm đây là mô hình mới ở xã Mỹ Thạnh Bắc nông dân trong ấp tham quan học tập kinh nghiệm, mở rộng diện tích nuôi cá lóc trong vèo nhất là vào mùa nước nổi vì thời điểm này, thức ăn có sẵn trong tự nhiên như cua, ốc, cá tạp nhiều, nông dân sử dụng để làm thức ăn nuôi cá lóc, hạn chế chi phí, nâng cao lợi nhuận.